Phân biệt các loại sả Chanh, sả Java và Sri Lanka.
Phân biệt các loại sả Chanh, sả Java và Sri Lanka.
Cây sả là loại cây rất phổ biến. Chúng được sử dụng làm nguyên liệu trong ẩm thực, và các công dụng hữu ích khác như làm dược liệu, sản xuất tinh dầu…Tuy nhiên có hơn 50 loại sả khác nhau. Và không phải ai cũng biết phân biệt các loại khác nhau. Trong đó có 3 loại sả phổ biến nhất là sả chanh, sả Java, sả Sri Lanka. Hãy cùng tinh dầu Eslife tìm hiểu công dụng và cách phân biệt các loại sả này nhé.
Cây sả là loại cây thuộc họ thảo mộc có tên khoa học là Cymbopogon. Cây có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Sả có hơn 50 loại, trong đó có 3 loại được dùng để sản xuất tinh dầu phổ biến nhất là sả chanh, sả Java và sả Sri Lanka.
1. Cây sả Chanh-Lemongrass.
Sả chanh hay còn gọi là sả dịu, là một loại cây thảo mộc được trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Tên khoa học là Cimbopogon Citratus.
- Tên tiếng Anh là Lemongrass.
Sở dĩ nó có tên gọi là sả chanh vì nó có mùi, hương thơm đặc trưng của chanh. Sả chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, Myanma và Thái Lan. Nó là cây bụi sống lâu năm, thân màu trắng mập, cao từ 1-1.5m. Lá hẹp dài, mép lá có nhám, có bẹ lá cuốn vào nhau và không có lông.
Sả chanh thường được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới. Nó được dùng làm gia vị trong rất nhiều món ăn ở Việt Nam, Ấn độ, Indonesia, Thái Lan. Bên cạnh công dụng trong ẩm thực, Sả chanh còn được dùng để chiết xuất tinh dầu. Đây là loại tinh dầu có giá trị kinh tế cao, sử dụng làm chất khử mùi, xà phòng, mỹ phẩm, có hương thơm đặc trưng của chanh, cam, quýt.
Tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ lá, thân của cây sả được phơi héo hoặc cây tươi, chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. Thành phần chính của nó là Citral (chiếm 70-80%). Ngoài ra nó có mùi thơm đặc trưng sả nhờ vào các thành phần geraniol và citronello. Những tinh chất tuyệt vời đó làm cho tinh dầu sả chanh có rất nhiều công dụng như: Khử trùng, khử mùi, xông hơi giải cảm, xua đuổi côn trùng, chữa lành vết thương, chống viêm…
2. Sả Java-Citronella.
Sả Java tên khoa học là Cymbopogon Nardus. Đây là loại cây cỏ lâu năm mọc thành cụm, có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới như Indonesia, Ấn Độ, Miến điện. Do loại sả này được trồng phổ biến ở đảo Java- Indonesia nên nó còn có tên gọi là sả Java. Loại cây này có thể cao tới 2m và có thân màu tím, cây sả có thân nhỏ, mọc thành từng bụi lớn đường kính hơn 1m. Đây cũng là những đặc trưng dễ nhận biết nhất của nó khi so sánh cây sả chanh. Sả Java không được dùng làm gia vị như sả chanh mà chỉ được dùng để chiết xuất ra tinh dầu.
Tinh dầu Sả Java cũng được chiết xuất từ thân, lá của cây sả Java bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Nhìn bên ngoài thì nó có màu vàng nhạt hơn so với tinh dầu sả chanh.Có mùi vị đặc trưng của sả, tuy nhiên sẽ thiếu mùi chanh như của sả chanh.
Geraniol và Citronellol là những thành phần chính của loại tinh dầu này. Giúp cho nó có khả năng kháng khuẩn, khử khuẩn tự nhiên. Ngoài ra tinh dầu sả Java còn có tác dụng trong các chứng liên quan đến tiêu hóa, thấp khớp, ho, sốt, làm sạch vết bẩn. Tinh dầu sả Java cũng được dùng làm nguyện liệu trong sản xuất xà phòng, nước hoa, thuốc chống côn trùng, kháng viêm…
3. Sả Sri Lanka-Ceylon.
Sả bẹ hay còn gọi là sả Sri Lanka tên khoa học là Cymbopogon nardus. Nó có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á. Sả Sri Lanka mọc thành bụi, tán rộng và thân cao tới 2m. Lá dài hẹp, có ít hoặc không có lông. Gốc sả nhỏ và gầy có màu tím hồng hay tím đỏ
Sả Sri Lanka hay được trồng làm thảo dược trong đông y, làm gia vị. Ngoài ra nó được trồng chủ yếu để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu nguyên chất của nó có chứa citral (75 – 85%) và geraniol (15 – 25%), được sử dụng như chất khử mùi hôi, khử khuẩn, kháng viêm, chống côn trùng trong nhà…
Trên đây là cách phân biệt các loại sả và công dụng của chúng. Ngày nay tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ các loại sả trên rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.
4.Phân biệt tinh dầu sả java và sả chanh qua màu sắc.
Màu sắc tinh dầu sả chanh màu vàng xanh.
Màu sắc tinh dầu sả java thường màu vàng nâu hơn hoặc vàng nhạt. Màu sắc tinh dầu sả phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp chưng cất, nhiệt độ chưng cất, thời gian chưng cất, nồi hơi chưng chất bằng thép không gỉ, inox 304… hay nồi sắt.